Dạy con kiểu nhật I Cách học giữ bình tĩnh khi gần trẻ

Dạy con kiểu nhật I Cứ hễ gần trẻ được một lúc là tôi nổi cáu. Làm thế nào để tôi có thể giữ bình tĩnh đây?





“Cứ hễ gần trẻ được một lúc là tôi nổi cáu. Vậy làm sao tôi có thể giữ được bình tĩnh đây?”.

Tôi cho rằng chính vì chúng ta quá cố gắng để tiếp xúc với trẻ nên mới sinh ra tâm lý đó.

Tâm lý dễ mất bình tĩnh khi tiếp xúc với trẻ thực chất kiểu tâm lý nào? Thường do mấy trường hợp sau:

  1. Yêu cầu, mong đợi ở trẻ những điều phi thực tế

Trước hết, ta hãy thử tìm hiểu xem trẻ con trên thực tế ra sao nhé!

  • Trẻ con chỉ biết đến mình ( chưa phát triển đến mức độ có thể nghĩ cho người khác).
  • Trẻ con hay gặp thất bại ( Chưa phát triển đến mức biết lường trước được sự việc).
  • Trẻ con không biết nghe lời ( chưa có khả năng bình tĩnh lắng nghe lời của người khác).

Chúng ta cứ mong trẻ phải biết hiểu người khác, phải biết một điều vâng hai điều dạ thì đương nhiên khi trẻ không được như ta muốn, ta sẽ phát cáu lên. Đấy mới là trẻ con. Những đứa trẻ bình thường đều như thế. Vì vậy, khi tiếp xúc với trẻ, trước tiên cha mẹ hãy chấp nhận thực tế đó.

Tuy vậy, ba đặc điểm kia không hoàn toàn chỉ là tiêu cực. Nếu nhìn nhận theo hướng tích cực, ta có thể nói theo một cách khác như sau.

  • Trước khi có khả năng nghĩ cho người khác, đầu tiên trẻ cần phải có khả năng “ tự khẳng định mình”. Đó là bằng chứng trẻ đang lớn lên khỏe mạnh và bình thường.
  • Nhờ thất bại trẻ mới có cơ hội học được nhiều điều.
  • Biểu hiện của khả năng tự lập.
  1. Nhìn nhận một cách tiêu cực những hành động lời nói của trẻ

Nếu người lớn nhìn vào những hành động của con rồi tự suy diễn “Nó coi thường mình”, “Nó trêu ngươi mình”, “Nó muốn mình điên tiết lên” thì rất dễ mất bình tĩnh.

Nhưng thực ra trẻ con thường không có ý như vậy, chúng càng không dám coi thường bố mẹ.

Con không ăn cơm, không phải do mẹ nấu không ngon, mà có thể do bụng còn no. Con không nghe bố mẹ nói, không phải vì coi thường bố mẹ, mà chỉ đơn giản vì chúng còn là trẻ con.

Nếu cha mẹ hiểu sai con trẻ như thế, cách nói của bố mẹ cũng trở nên quá khích, đối đầu với con. Trong khi trẻ con không bao giờ có ý định công kích bố mẹ của chúng.

dạy con kiểu nhật
Dạy con kiểu nhật I Nếu cha mẹ cứ cho rằng, moi hành vi lời nói của con trẻ đều do mình nuôi nấng, dạy dỗ không tốt, họ sẽ trở nên nóng vội, quát mắng con.
  1. Bố mẹ mang cảm giác trách nhiệm một cách thái quá

Những ông bố bà mẹ luôn nghĩ một cách thái quá rằng moi hành vi lời nói của con đều thuộc phần trách nhiệm của bố mẹ, việc giáo dục con là nghĩa vụ của cha mẹ, nếu dễ nổi cáu với con cái vì những hành vi lời nói không như ý họ muốn.

Nếu cha mẹ cứ cho rằng, moi hành vi lời nói của con trẻ đều do mình nuôi nấng, dạy dỗ không tốt, họ sẽ trở nên nóng vội, quát mắng con.

Nhưng thực ra, những biểu hiện lời nói hành động hàng ngày của mỗi đứa trẻ phần nhiều là từ tính cách riêng của nó. Cha mẹ làm sao kiểm soát đến tận tính cách của con được?

Những đứa trẻ đã làm cho cuộc sống trở nên phong phú, thú vị hơn rất nhiều và thà cha mẹ cứ để mọi người khen ngợi rằng chính họ đã đem cá tính riêng của mỗi đứa trẻ đó vào cuộc sống muôn màu có hơn không?

  • Cha mẹ cần lưu ý điều gì để trẻ lớn lên không thành kẻ dễ nổi khùng?

Câu trả lời rất rõ ràng là: Bố mẹ phải là người không hay nổi khùng.

Đặc biệt cách dạy con theo kiểu ngược đãi, đánh đập, phạt con nhiều lần … có liên quan trực tiếp đến việc trẻ trở thành những người dễ nổi khùng.

Nếu bố mẹ thường xuyên nổi khùng lên vì điều gì không như ý, vì bị chỉ trích, vì bị ai đó hiểu lầm, thì con cái cũng vậy, chúng sẽ học từ bố mẹ, rằng trong những trường hợp như vậy cứ nổi khùng lên là được.

Nguồn: Dạy con kiểu Nhật – Akehashi Daiji

Văn Nhuận Sưu Tầm

Check Also

dạy con kiểu nhật

Dạy con kiểu nhật I Cách hỗ trợ người mẹ trong việc nuôi dạy con

Dạy con kiểu nhật I Bố mẹ phải làm sao khi cả hai cùng đi làm, …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *