Dạy Con Kiểu Nhật I Hãy Học Cách Công Nhận Con Đang Cố Gắng Rất Nhiều

Dạy con kiểu nhật I Thay vì nói “ Cố gắng nên” ta hãy công nhận “Con đang cố gắng rất nhiều”

Chúng ta thường hay nói với trẻ con là “ Cố gắng lên”. Và thầy cô giáo phê vào sổ liên lạc của học sinh cũng thường ghi “ Em hãy cố gắng lên nữa nhé”.

Quả thực khi nghe người khác nói câu “ Cố gắng lên”, có lúc người nghe cảm giác như muốn cố gắng hơn thật, nhưng cũng có lúc lại thấy mệt mỏi thêm. Vì vậy, chúng ta cần chú ý khi dùng cách này.

Đó là khi đã cố gắng hết sức rồi, không thể cố hơn được nữa mà lại còn bị nói thêm “ Cố gắng lên”, ta sẽ có cảm giác bất lực: “ Cố đến thế rồi, còn cố đến thế nào nữa mới được cơ chứ?”.

Với các bà mẹ cũng vậy họ đã đầu tắt mặt tối cả ngày, nào việc nhà, nào nuôi dạy con cái, nào công việc cơ quan, tối về lại nghe chồng bảo “ Mẹ nó phải cố gắng lên chứ”. Hãy thử nghĩ xem, lúc đó bạn sẽ thấy thế nào ?

Ở nơi làm việc, các ông bố cũng gặp tình huống tương tự ? Khi ta đang mệt mỏi vì công việc, nếu như nghe được sếp nói “ Cậu lúc nào cũng đang cố gắng vì công ty” ta sẽ thấy như được tiếp thêm sinh lực. Các bà vợ cũng vậy, giá được nghe chồng nói câu: “ Mẹ nó lúc nào cũng cố gắng vì gia đình, cám ơn mẹ nó nhé !” Thì có lẽ các bà vợ cũng vơi bớt phần nào nỗi mệt nhọc sau một ngày làm việc vất vả.

Dạy con kiểu nhật
Dạy con kiểu nhật I Thay vì nói “ Cố gắng nên” ta hãy công nhận “Con đang cố gắng rất nhiều”

Với trẻ em cũng vậy thôi.

Trẻ em thường hay bị cha mẹ rầy la: “Trời ơi con nhà tôi ư, chẳng chịu khó gì cả. Ngày nào cũng ườn èo, chơi game suốt. Bài tập cũng không chịu làm, chẳng chịu cố gắng gì hết”. Nhưng thực ra mỗi đứa trẻ đều có nỗi khổ riêng của chúng.

Khi đến trường chúng phải chú ý dè chừng đám bạn bè để không bị bắt nạt, về đến nhà chúng phải cố chịu đựng những lời cằn nhằn, răn dạy dài dòng của cha mẹ.

Bản thân mỗi đứa trẻ đang có những cố găng nhất định.

Vì vậy, bạn đừng chỉ chăm chăm hò hét với con “ Cố gắng lên, phải cố nữa lên”, hãy nói với con: “ Con đang thực sự cố gắng nhiều rồi đấy !”. Khi đó, trẻ sẽ phấn khích và lại có động lực cố gắng hơn.

Để nói câu “ Cố gắng lên, cố nữa lên” ta phải chọn đối tượng, tùy người mới có thể nói. Còn nói câu “ Con/ anh/ Chị … đã cố gắng nhiều” để ghi nhận sự cố gắng nỗ lực của người khác xem sao !

Nguồn: Dạy con kiểu Nhật – Akehashi Daiji

Văn Nhuận Sưu Tầm

Check Also

người Do Thái dạy con, Vẽ em bé, câu chuyện về cách người Do Thái dạy con phát huy năng lực

Dạy Con Phát Huy Năng Lực|Dạy Con Kiểu Do Thái

Với những đứa trẻ, khả năng tiềm tàng trong bản thân thì điều hiển nhiên …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *