Vì Sao Trẻ Nên Học Cờ Vua và Học Như Thế Nào?

Hãy giao cho tôi những đứa trẻ bình thường, tôi sẽ tạo chúng thành những tài năng xuất chúng

học cờ vua ở đâu tốt; địa chỉ học cờ vua ở hà nội

Người ta kể rằng có đứa trẻ lúc sơ sinh do gia đình chạy loạn đã bị bỏ lại trong rừng và được một bầy khỉ nuôi dưỡng. khi người ta tìm lại được thì đứa trẻ đã thành thanh niên nhưng trí tuệ cho tới lúc đó cũng chỉ phát triển tới mức của loài khỉ, nghĩa là chỉ kêu được vài tiền “ẹc ẹc”, trèo cây hái quả…thế thôi. Còn toàn bộ những gì người ta coi là bình thường như tiếng nói, chữ viết, cách suy nghĩ, sáng tạo, cảm nhận nghệ thuật đều không có.

Nói một cách khác bộ não của đứa trẻ đó hoàn toàn không được mở mang mà vẫn u tối, đần độn như loài khỉ, dù về mặt cấu trúc là hình thể của con người hẳn hoi.

 Khoa học đã đi đến một kết luân cực kỳ quan trọng: nếu bộ não con người không được kích hoạt để phát triển từ khi còn nhỏ thì sự phát triển về mặt trí tuệ sẽ hết sức hạn hẹp và bao nhiêu tiềm năng sẵn có của bộ não con người bị dập tắt một cách vô cùng uổng phí.

Ông Lazlo Polgar, một nhà sư phạm tâm lý học nổi tiếng của Hungary đã nói:” hãy giao cho tôi những đứa trẻ bình thường,  tôi sẽ tạo chúng thành những tài năng xuất chúng”

Ban đầu mọi người cười nhạo ông. Sau đó ông lập gia đình và sinh hạ được 3 người con gái. Dĩ nhiên các cô con  gái của ông cũng bình thường thôi, chẳng có dấu hiệu gì của những thần đồng bẩm sinh cả. nhưng nhờ được sự giáo dưỡng theo phương pháp đúng đắn của cha mình, cả 3 cô Zsusa Polgar, Sophi Polgar, Judit Polgar đã trở nên những tài năng kiệt xuất được cả thế giới biết đến: cả 3 đều là những nữ đại kiện tướng cờ vua xuất sắc nhất thế giới, họ đã đem về cho Hungrary những ngôi vô địch thế giới, vô đich olympic hàng lạt các huy chương vàng vô đich trong suốt 20 năm qua,. Đường đời của họ rộng mở thênh thang. Các cô gái này đều giỏi từ 3 đến 4 ngoại ngữ, đều là các tiến sĩ, phó tiến sĩ khoa học, có công ty và trường riêng, thu nhập của họ cao nhất trong giới cờ vua nữ thế giới. họ còn dành đủ thời gian trau dồi những môn nghệ thuật mà họ yêu thích như vẽ tranh, chơi dương cầm.

 Vậy bí quyết của ông Lazlo là gì? Đó chính là tạo điều kiện cho bộ não của trẻ em được kích thích phát triển ngay từ những năm còn thơ ấu bằng sự hứng thú đam mê một cách tự giác của các em.

Bằng phương pháp sư phạm của mình ông đã làm cho con mình thấy được cái hay cái đẹp của môn cờ để các con tự nguyện chơi và say mê chứ không ép uổng hay nhồi nhét.

Khi một nhà báo hỏi Zsuasa Polgar:” thế em không chơi búp bê ư” cô bé trả lời:” sao lại không, em có tới 32 con búp bê đây này” dưới con mát của Zsusa, những ông vua những bà hoàng hậu, những chàng kỵ mã, những chú voi những quân lính trên bàn cờ là những con búp bê tuyệt vời của cô, chúng cũng có cuộc sống riêng, biết đi lại, biết chiến đấu, biết liên kết hỗ trợ nhay để giành chiến thắng. Các cô bé chơi cờ với đầu óc tưởng tượng và sự thích thú vô cùng. Cờ giúp các em không ngừng sáng tạo, khám phá , giúp các em có niềm vui, sự tự tin. Cờ là một trò chơi muôn hình muôn vẻ, vô cùng cô tận, nước cờ nào cũng mới.

Nhờ chơi cờ các em khắc phục được thói nóng vội, hấp tấp, tập được cho mình sự bình tĩnh điềm đạm, kahwcs ohujc được sự thô lỗ để trở nên dịu dàng và khôn ngoan, khéo léo hơn. Nhưng điều quan trọng là suy nghĩ của các em từng bước sâu sắc hơn, biết tìm được cái gì là cái chính yếu nhất, hợp lí  nhất trong số muôn vàn sự việc diễn ra trước mắt mình.

 Và cứ thế, vừa học vừa chơi, vừa hoc vừa giải trí, bộ óc các em được kích hoạt đều đặn để phát triển.  Tiềm năng trí tuệ vốn được thiên nhiên ưu ái ban phát chỉ cho con người được khơi dậy. khi trí tuệ đã được mở mang phát triển thì dù toán học hay chơi đàn, dù nấu ăn hay làm phi công người ta cũng đều giỏi dang cả. trong lịch sử loài người có những người tài giỏi toàn diện như Leona de Vinci, Albert Einstein, là sự minh chứng cho sự phát triển toàn diện của trí tuệ.

 Cờ thật ra là một trò chơi, mà tuổi tác các em lại là tuổi chơi, nhưng  chơi lại chính là học, là tiếp thu kiến thức đấy. các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: kiến thức trong cả một đời người thì có tới 80% tiếp thu từ lúc 3 tuổi tới 10 tuổi. bạn có tin không?

Nếu bạn học ngoại ngữ thì bao nhiêu năm bạn đọc thông, nghe giỏi, viết thạo, và điễn đạt được những tình cảm tinh vi nhất bằng ngoại ngữ. \có lẽ ít ra cũng phải từ 5 đến 10n  năm. ấy thế mà một đứa trẻ bé xíu của bạn học tất cả những điều đó chỉ trong vòng chưa đầy một  năm mà chả cần phải lên lớp, không cần kiểm tra thi cử gì.

Nhưng nếu từ lúc lọt lòng mà đứa bé phải sống với muoont thú thì cả đời nó không hề biết tiếng nói là gì, còn nói chi đến tư duy cao cấp khác.

Cờ vua là một trò chơi và bạn nên làm thế nào để con cái mình cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi tiếp xúc với bàn cờ

Có nhiều bậc cha mẹ công nhận chơi cờ là thích hợp, là hay nhưng vẫn băn khoăn không biết nên cho con mình bắt đầu chơi từ lúc nào? ở đây không nên nhầm lẫn việc chơi cờ sớm với học sớm. người ta khuyên không nên cho con em học chữ hay học toán quá sớm, đến 6 hay 7 tuổi đưa các em đến trường là vừa.đó là lời khuyên đúng vì học hành là chuyện nghiêm túc. Nhưng cờ là một trò chơi và bạn nên làm thế nào để con cái mình cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi tiếp xúc với bàn cờ. chúng tôi đã từng thấy một vài huấn luyện viên buổi đầu tiên đã bíu về phương án ra quân, những sơ đồ chiến thuật… rối như canh hẹ, khiến các em thấy xa lạ và chán ngán. Ngược lại có những thầy mà em đến học chơi cừ đông tới mức không sao đếm xuể vì thầy đã biết kể chuyện, lấy ví dụ vui vẻ lồng vào bài giảng của mình khiến cho các em thấy thế giới cờ hứng thú và sinh động. thầy hướng dẫn từ tốn bắt đầu từ những điều đơn giản, dễ hiều rổi vào phóng cho các em những ván thắng đầy tự hào. Và cứ từng bước như thế khiến các em say mê, yêu thích lúc nào không hay. Đó chính là lúc các em đã cảm nhận được cáo đẹp, cái hay của cờ và có bảo các em đừng chơi cờ nữa các em cũng không chịu.

Lại có một số ít phụ huynh nhầm lẫn mục đích chơi cờ, chỉ muốn con mình chơi cờ để có thành tích, để được nổi trội, coi cờ đơn thuần là môn thi đấu để giành huy chương. Ước vọng này cũng tốt thôi nhưng nó không phải là tất cả. nhưng nếu chỉ vì như thế mà bắt ép con cái mình phải cố sức chơi, cố sức thắng, khi thấy con thất bại thì mắng mỏ hay trách móc thầy… dần dần sẽ tạp tâm lý cho con mình chạy theo thành tích hoàn toàn phản tác dụng của thể thao trí tuệ, đi sai mục đích thực của cờ. trong thực tế những em dưới sức ép như thế thường khó theo duổi được lâu môn cờ hay có được một thàng tích nhất thời nhưng khi thất bại dễ nản lòng và bỏ cuộc.

Hãy coi cờ là môn chơi  giải trí vui vẻ của các em, em nào có tài thì khuyến khích phát huy chứ đừng ép uổng, đặt mức phấn đấu hay chỉ tiêu này nọ.

Nếu em nào chỉ ham đá bóng và có tài sút tung lưới đối phương thì hãy để cho em chơi bóng, hợp với sở nguyện và năng khiếu của mình. Nếu các em thật giỏi thì cái gì tới sẽ tới. cờ khác các môn thể thao thể lực ở chỗ là nó là môn thể thao cả đời, từ lúc 5,7 tuổi cho tới lúc 80,90 tuổi vẫn tạo ra niềm say mê, hứng thú cho người chơi.

Học cờ vua, chơi cờ vua để rèn luyện trí tuệ, chơi để có nguồn cảm hứng nghệ thuật là chính

Hoàng Thanh Trang, Đào Thiên Hải, Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Đặng Bích Ngọc đều bắt đầu chơi cờ từ lúc 4 tuổi, 5 tuổi, đó là lứa tuổi hoàn toàn có thể tiếp thu cờ một cách dễ dàng và không có ảnh hưởng nào tới việc phát triển bình thường của các em. Trong thực tế các em có thể bắt đầu chơi cờ từ bất cứ lứa tuổi nào từ 4 tuổi trở lên. Và khi các em còn học thì chú ý cân đối giữa thời gian học tập và thời gian chơi cờ. Sau nhiều năm theo dõi và tổng kết, các nước trên thế giới đều đưa ra những thông tin đáng mừng: tuyệt đại đa số những em chơi cờ đều học hành khá giỏi, tiếp thu bài vở nhanh và có nếp sống lành mạnh, văn minh. Khi lớn lên các em đều thành người có khả năng rất tốt trong công việc của mình, có tư cách vững vàng trong cuộc sống.

Hãy nhìn vào tương lai, một nền công nghệ tri thức đang chờ đợi con em chúng ta. Chúng sẽ tiếp cận và hòa nhập với nền công nghệ đòi hỏi một thần kinh sáng suốt, một tính cách mạnh mẽ, chúng phải biết đương đầu với những áp lực lớn trong công việc và cuộc sống, đòi hỏi sự bình tĩnh và bền bỉ cùng với việc  tìm được những giải pháp tối ưu. Tất cả những cái đó đòi hỏi phải có một môn thể dục rèn luyện từ nhỏ cho trí não. Và những môn thể thao đó chính là cờ: cờ vua, cờ tướng, hoặc cờ vây.

CLB Thế giới Cờ vua (Tổng hợp)

Check Also

địa chỉ học cờ vua tốt nhất tại hà nội

Hé lộ 10 lợi ích tuyệt vời cho não bộ khi chơi cờ vua

Cờ vua giúp bé rèn luyện trí tuệ và các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Bài viết này mô tả chi tiết 10 lợi ích cho não bộ khi chơi cờ vua

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *