Dạy con kiểu nhật I Học cách mắng con thế nào cho đúng?

Dạy con kiểu nhật I Khi con trẻ làm những việc sai trái hay không được phép làm thì bố mẹ phải nghiêm khắc dạy bảo

Tuy nhiên, khi mắng trẻ chúng ta cần phải biết điều này: Có tuýp trẻ ta có thể mắng được ( trẻ có trạng thái tinh thần ổn định, trẻ cởi mở chan hòa), và tuýp trẻ ta phải thận trọng khi mắng ( trẻ nhạy cảm hay để ý, trẻ bướng bỉnh, ương ngạnh).

Tuýp trẻ ta có thể mắng I Dạy con kiểu nhật

  1. Trẻ tương đối tự tin vào bản thân mình, dù có chuyện gì cũng nhìn nhận tích cực, hướng về phía trước, có trạng thái tinh thần ổn định.

Thật vậy, trẻ có trạng thái tinh thần ổn định thì có bị mắng một chút vẫn tích cực nhìn nhận sự việc, và nghĩ được rằng bị mắng như vậy là để cho mình tốt lên. Tuýp trẻ này khi bị mắng, chúng còn cảm thấy nhẹ nhõm và đã kịp thời nhận ra lỗi và sửa sai.

  1. Trẻ bình thản, vô tư, không bận tâm, để ý

Tuýp trẻ có tính bình thản, cởi mở thường chẳng mấy để tâm khi bị mắng. Cha mẹ có cáu lên thì lời mắng cũng chỉ vào tai trái, ra tai phải, con vẫn cười toe toét. Thành ra, chính người mắng là cha mẹ lại dịu cơn giận, phì cười cùng con.

cách dạy con kiểu nhật
Dạy con kiểu nhật I Với những đứa trẻ bướng bỉnh, ương ngạnh, cha mẹ không nên mắng mỏ trẻ mà trước hết hãy hỏi han sự tình cặn kẽ.

Tuýp trẻ ta phải thận trọng khi mắng I Dạy con kiểu nhật

  1. Trẻ hay nhạy cảm

Với những trẻ nhút nhát, hay để tâm các chuyện vặt vãnh, khi bị nhắc nhở một chút thôi là co mình lại, không dám làm lại việc đó nữa thì phụ huynh nên chú ý hạn chế việc quát mắng trẻ.

  1. Trẻ bướng bỉnh, ương ngạnh, khó bảo

Tuýp trẻ bướng bỉnh, ương ngạnh thường càng nói càng không sửa chữa, còn cãi thêm nữa. Thực ra những đứa trẻ như vậy cũng rất mềm yếu và dễ bị tổn thương. Nhưng chúng không biết thể hiện cảm xúc đó của mình mà chỉ biết thể hiện dưới hình thức cục cằn và ương bướng. Chính vì vậy, khi bị mắng, những trẻ này sẽ bị tổn thương gấp hai ba lần trẻ bình thường.

Tuy nhiên, khi mắng con mà con không nói gì, lòng tự trọng của người mẹ dâng lên cao,càng cảm thấy con không coi trọng lời mình nói, càng bực bội hơn, nên tiếp tục mắng con nhiều thêm gấp hai gấp ba lần.

Bản thân khi bị mắng, trẻ thuộc túp này đã bị tổn thương nhiều gấp hai, ba lần trẻ bình thường, giờ lại bị mắng nhiều gấp hai ba lần nữa nên trẻ đã bị tổn thương gấp sáu, gấp chín lần trẻ bình thường.

Khi nghiên cứu những trẻ có hành động bất thường, hay trẻ có vấn đề về tâm lý, sau này thường có những hành động sai trái, phạm tội, chúng ta nhận thấy hầu hết những đứa trẻ đó đều thuộc tuýp trẻ này.

  • Hỏi han sự tình

Với những đứa trẻ bướng bỉnh, ương ngạnh, cha mẹ không nên mắng mỏ trẻ mà trước hết hãy hỏi han sự tình cặn kẽ. Hãy nói với trẻ bằng những lời như “ Mẹ hiểu rồi”, sau đó mới đưa ra lời răn dạy “ Nhưng con làm những việc như thế này là không nên phải không?”, như vậy trẻ dễ tiếp thu hơn.

  • Vòng tròn luẩn quẩn

Nhưng trên thực tế, hầu như chúng ta đều mắng trẻ ngay, nhìn thấy con tỏ ra bướng bỉnh nên ta càng thấy đáng ghét, không kiềm chế được cơn bực bội, mắng té tát trẻ. Khi đó, việc ta mắng trẻ bị trở thành cái vòng luẩn quẩn.

Nguồn: Dạy con kiểu Nhật – Akehashi Daiji

Văn Nhuận Sưu Tầm

Check Also

dạy con kiểu do thái. dạy con thông minh

Làm Cách Nào Để Con Có Một Cơ Thể Khỏe Mạnh? I Dạy Con Kiểu Do Thái

Vận Động Nhiều Giúp Cơ Thể Khỏe Mạnh I Dạy Con Kiểu Do Thái Trong …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *