Dạy con kiểu nhật I Khi thấy trẻ dưới 10 tuổi ít làm nũng cha mẹ nên tăng thời gian gần gũi con, ôm ấp, âu yếm con nhiều hơn
Tình yêu thương của mẹ và việc làm nũng của con có sức mạnh giải tỏa những bế tắc tâm lý
Ta có thể ví việc cha mẹ và con cái không hiểu nhau khi nói chuyện giống như việc “con đường kết nối tình cảm” bị tắc nghẽn. Chỉ có tình yêu thương của cha mẹ và sự làm nũng của con mới có thể phá vỡ sự tắc nghẽn đó.
Khi tình yêu thương của người mẹ thông qua “con đường tình cảm” đến được với con, con sẽ cảm thấy mình được yêu thương và mức độ của “sự đánh giá bản thân” được nâng cao lên.
Cũng như vậy, khi con làm nũng mẹ, người mẹ sẽ cảm thấy con mình đáng yêu hơn, càng yêu thương con hơn.
Chính vì vậy, yêu thương và làm nũng có tác động tương hỗ lẫn nhau, làm cho tình cảm giữa cha mẹ và con cái ngày một sâu đậm hơn.
Dạy con kiểu nhật I Thực tế cho thấy, ta rất khó có thể bày tỏ lòng yêu thương đối với những đứa trẻ không muốn làm nũng.
Vì thế, “làm nũng” là yếu tố quan trọng để giải tỏa những bế tắc tâm lý. Trong cuộc sống, ai cũng biết rằng tình yêu thương rất quan trọng nhưng thường ta lại hay cho rằng việc làm nũng là không tốt. Suy nghĩ đó hoàn toàn mâu thuẫn. Vậy, chúng ta coi trọng tình yêu thương, ta cũng phải coi trọng việc làm nũng của trẻ.
Ngay cả những đứa trẻ là anh chị trong một gia đình cùng môi trường nuôi dưỡng, có trẻ làm nũng giỏi, có trẻ không biết làm nũng.
Trẻ biết làm nũng dễ dàng thu hút sự chú ý của bố mẹ, dễ được bố mẹ yêu chiều hơn.
Còn những đứa trẻ không giỏi làm nũng thì hay chịu nhịn, ngại làm phiền cha mẹ. Một số trẻ nhạy cảm, hay tự nghĩ rằng “Mình không nên làm nũng bố mẹ”.
Cha mẹ cũng bận nên nghĩ thầm: “Chà, con trai mình không phải để mình bận tâm nên cũng nhàn”. Kết quả là đứa trẻ cứ dần lớn lên trong quan hệ mờ nhạt, lỏng lẻo.
Trong trường hợp này, trẻ sẽ lớn lên mà không biết chắc rằng cha mẹ có yêu mình hay không, và theo đó, trẻ cũng không chắc chắn về giá trị tồn tại của bản thân.
Nếu con của mình dưới 10 tuổi lại rất ít khi làm nũng, các ông bố bà mẹ hãy hiểu rằng chúng đang chịu đựng điều gì đó, hãy tăng thời gian tiếp xúc, tăng sự gần gũi âu yếm với chúng. Nếu trường hợp bạn hay mắng mỏ quát nạt trẻ, hãy nhanh chóng giảm bớt quát mắng trẻ để tránh làm tổn thương tâm hồn trẻ.
Nguồn: Dạy con kiểu Nhật – Akehashi Daiji
Văn Nhuận Sưu Tầm