Dạy Con Kiểu Nhật I Cách Dạy Con Để Con Yêu Trở Nên Tự tin, Vui vẻ

Dạy Con Kiểu Nhật I Trẻ nhỏ cần được ôm ấp vỗ về

Việc ôm ấp vỗ về trẻ ngay từ khi còn bé là rất quan trọng

Bạn hãy bế con lên, nhìn vào mắt con một cách trìu mến, cười tươi và nói với con thật nhiều. Chỉ cần thế thôi, trẻ sẽ cảm nhận được “mình được nâng niu ghê”, mình khiến mẹ thật hạnh phúc.

Dạy con kiểu nhật I Nhiều người cho rằng “không được bế trẻ nhiều, làm cho trẻ quen hơi, hay đòi bế”, nhưng đó là quan niệm sai lầm.

Đối với con trẻ, việc được bế là một cảm giác vô cùng dễ chịu. Khi đó, trẻ cảm nhận được rằng “mình đang được nâng niu”, theo đó “sự tự đánh giá bản thân” của trẻ sẽ tăng lên. Vì vậy, bố mẹ nên bế con nhiều hơn. Việc trẻ được ôm ấp, bồng bế nhiều hoàn toàn không xấu chút nào cả.

Dạy con kiểu nhật I Trẻ khóc khi làm nũng

Trẻ làm nũng mẹ bằng cách khóc, để biểu lộ sự đòi hỏi của mình.

Trẻ khóc không chỉ vì những nhu cầu mang tính sinh lí không được thỏa mãn, mà còn là dấu hiệu của những trạng thái tâm lý như lo lắng, sợ sệt, buồn chán.

Lúc này, bạn nên bế trẻ vào long. Bế chính là hành động hiệu quả nhất mang lại cảm giác an tâm cho trẻ. Vuốt tóc, xoa đầu, hôn má trẻ, mỉm cười với trẻ…đều là những cử chỉ tạo cho trẻ cảm giác yên tâm.

Dạy con kiểu nhật I Mặc kệ trẻ sẽ khiến trẻ sinh ra cáu giận dữ dội

Khi vì lí do nào đó, ta không bế trẻ lên ngay, ta sẽ thấy tiếng khóc của chúng trở nên gay gắt hơn. Cảm xúc của trẻ lúc đó chính là sự cáu giận.

Khi bạn để mặc kệ trẻ, trẻ sẽ càng cáu giận dữ dội. Nhưng hầu hết mọi người lại không hề biết việc mình mặc kệ trẻ sẽ làm trẻ bực tức nhiều đến thế nào.

Ngược lại với “yêu thương” không phải là “căm ghét” mà là sự “vô cảm”, “không quan tâm”. Đằng sau sự “căm ghét” vẫn còn tình cảm, nhưng sau sự “vô cảm” thì không có gì cả. Khi nghiên cứu về vấn đề ngược đãi ở trẻ em, người ta biết được rằng mức độ tức giận ở trẻ em bị bỏ mặc cao không kém gì mức độ tức giận ở trẻ bị đánh đập.

Có trường hợp, sự tức giận đó của trẻ bị tích tụ lâu dài đã biến thành những hành vi sai trái, bạo lực…

Dạy con kiểu nhật I Thay vì lấy cáu giận trấn áp cáu giận, hãy bế trẻ lên, trẻ sẽ nhanh nín khóc hơn

Khi trẻ nhỏ mới chớm cáu giận, vẫn chỉ là giai đoạn phát tín hiệu, nếu người mẹ để tâm, bế con lên ngay thì trẻ sẽ hết khóc nhanh chóng trở lại tâm lý bình thường.

Cho dù là trẻ làm loạn lên rồi, ta cũng không nên quát mắng trấn áp mà hãy bế trẻ lên, trẻ sẽ nín khóc nhanh hơn.

dạy con kiểu nhật, dạy con thông minh kiểu nhật bản
Trẻ làm nũng mẹ bằng cách khóc, để biểu lộ sự đòi hỏi của mình.

Dạy con kiểu nhật I Trẻ khóc hoài khóc mãi vẫn không được bế nên đến lúc nào đó đứa trẻ sẽ tự nín. Nhưng đó không phải là trẻ trở nên ngoan ngoãn không quấy khóc nữa, mà tâm hồn trẻ bắt đầu bị tổn thương.

Nếu tình trang trẻ giận dữ, gào khóc vẫn không được bế kéo dài mãi, đến một lúc nào đó trẻ sẽ không khóc nữa, nhưng sau đó trẻ chuyển sang trạng thái trơ lì cảm xúc.

Việc trẻ không quấy đòi nữa, thực chất là trạng thái trẻ đã chôn chặt mong muốn được làm nũng mẹ vào long mình. Và trẻ đã khiến cho cả nỗi buồn, cả sự tức giận chôn sâu vào vùng vô thức của mình. Nói cách khác, bé trở thành “em bé trầm lặng”.

Đây là tình trạng rất đáng lo ngại. Nhìn bề ngoài trẻ là đứa bé ngoan vì không phải chăm sóc nhiều, đơn giản, dễ tính, ít khóc ít cười…Nhưng thực ra trong tâm hồn trẻ đã bị tổn thương trầm trọng.

Tình trạng này nếu để kéo dài cho tới lúc trẻ lớn lên, trẻ sẽ có những biểu hiện tâm lý bất thường.

Vì vậy, nói gì thì nói, trong thời kỳ trẻ còn bé, việc gần gũi, âu yếm, ôm ấp, bế ẵm trẻ vẫn là quan trọng nhất.

Dạy con kiểu nhật I Có những trường hợp người mẹ rơi vào hoàn cảnh cố gắng thế nào cũng không thể yêu thương bé được. Nếu rơi vào hoàn cảnh ấy, người mẹ không cần thiết phải tự trách mình.

Cũng có trường hợp trong thâm tâm, dù người mẹ rất yêu thương con nhưng không thể thể hiện tình yêu đó bằng hành động. Đó không phải do bản thân người mẹ “không có tình mẫu tử” mà thường vì do người mẹ bị suy kiệt về mặt tinh thần vì thiếu sự hỗ trợ của những người xung quanh hoặc bản thân gặp khó khăn trong việc nuôi con. Vì vậy cần phải thay đổi tình thế bằng cách nhờ trợ giúp của gia đình, địa phương hay các trường mầm non.

Người bố người mẹ không cần thiết phải tự trách mình không đủ tình yêu thương con, hay mình không có tư cách làm cha làm mẹ. Chỉ cần người bố người mẹ thấy yên tâm khi nhận được sự giúp đỡ kịp thời nêu trên , nhất định họ sẽ nuôi dưỡng được tình cảm dành cho con cái mình.

Nguồn: Dạy con kiểu Nhật – Akehashi Daiji

Văn Nhuận Sưu Tầm

Check Also

người Do Thái dạy con, Vẽ em bé, câu chuyện về cách người Do Thái dạy con phát huy năng lực

Dạy Con Phát Huy Năng Lực|Dạy Con Kiểu Do Thái

Với những đứa trẻ, khả năng tiềm tàng trong bản thân thì điều hiển nhiên …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *