Cách Dạy Con Tập Trung I Dạy Con Kiểu Do Thái

Bạn có biết cách nào dạy con tập trung không? Sau đây chúng tôi xin giới thiệu cách dạy con tập trung theo kiểu dạy con kiểu do thái. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.

Bạn đang làm bố mẹ của một đứa trẻ, bạn đang không biết làm cách nào để cải thiện tính chóng chán của trẻ với mỗi một trò chơi, thú vui hay việc học tập?  Đó là dấu hiệu của sự mất tập trung trong mỗi một việc mà trẻ đang tham gia, không tập trung đồng nghĩa với việc không cảm nhận được điều hay, điều ý nghĩa và bổ ích trong trò chơi mà người làm cha mẹ đang muốn hướng trẻ đến. vậy làm cách nào để trẻ học được tính tập trung? hãy cùng xem ông bố của Lowry dạy con chơi xếp hình để biết được cách dạy con kiểu Do Thái  khéo léo như thế nào nhé!

Lowry bắt đầu hết kiên nhẫn và thốt lên với bố:
– Bố ơi, chơi xếp hình chán lắm, con chơi 5 phút đã thấy chán rồi.
– Con trai, đừng như vậy, chúng ta làm bất cứ việc gì cũng cần chú ý. Nếu con có thể tập trung hơn, con sẽ cảm thấy trò chơi xếp hình rất thú vị. Hay là bố con mình cùng chơi nhé!
“Được ạ”. Lowry vừa nói vừa đưa những mẩu gỗ cho bố.
Trong thời gian chơi xếp hình, ngoài việc dạy Lowry cách chơi mới, bố còn luôn cổ vũ cậu tập trung vào trò chơi. Được sự ủng hộ và giúp đỡ của bố, cuối cùng Lowry đã tự mình xếp được một tòa lâu đài khác hoàn toàn với hình mẫu.
Khi xếp xong tòa lâu đài, cậu vui mừng nhảy cẫng nên, phấn kích kéo tay bố nói: “Bố ơi, xem này tòa lâu đài của con thật cao và thật đẹp!”. Bố thấy thế liền gật đầu, tỏ ra tán đồng. Và như vậy, mỗi lần Lowry không tập trung chú ý, bố lại nhắc nhở và cùng cậu hoàn thành trò chơi. Dần dần, Lowry đã tập trung chú ý hơn.

dạy con Do Thái, dạy con tập trung, dạy con kiểu do thái
Nếu con bạn có thể ngồi 3 tiếng chỉ nhìn vào ván cờ thì con bạn có một sự tập trung tuyệt vời.

Ở Israel, nhiều người Do Thái giống như bố của Lowry, họ rất coi trọng bồi dưỡng khả năng chú ý cho con cái, vì họ cho rằng khi tập trung chú ý trẻ mới tiếp thu được kiến thức và trí tuệ. Labi – một người Do Thái đã từng nói: “Thiên tài bắt nguồn từ khả năng chú ý”. Đây là cánh cửa dẫn đến thế giới tri thức. Không có cánh cửa này nhiều tri thức khó có thể được trẻ nắm bắt.

Trẻ thường tràn đầy năng lượng và luôn muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Chỉ cần có thời gian, có cơ hội là trẻ sẽ tiếp xúc, học hỏi kiến thức ở nhiều phương diện. Không thể phủ nhận rằng niềm đam mê học hỏi là ưu thế lớn của trẻ, giúp trẻ hiểu và tiếp thu được nhiều kiến thức phong phú. Tuy nhiên, có một số trẻ có niềm đam mê nhưng lại khó tập trung chú ý. Vì mọi sự vật mới mẻ đều kích thích trí tò mò của trẻ, khiến trẻ hoạt động không ngừng. Điểm tương đồng duy nhất giữa bọn trẻ là thiếu khả năng chú ý, tập trung. Trong trường hợp này, cha mẹ nên kịp thời hướng dẫn uốn nắn và sửa chữa cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Muốn trẻ tập trung, chú ý, cha mẹ cần hiểu rõ khái niệm và đặc điểm cơ bản của sự chú ý. Chú ý là một hiện tượng tâm lý, có thể chia làm 2 loại: Chú ý vô thức và chú ý có ý thức. Từ chú ý vô thúc chuyển sang chú ý có ý thức, cần trải qua một quá trình phát triển, cụ thể là: Khi mới chào đời, trẻ chỉ có thể tiếp nhận chú ý vô thức, qua thời gian rèn luyện và bồi dưỡng, trẻ dần hình thành và phát triển khả năng chú ý có ý thức. Vì thế, người Do Thái cho rằng, cần để trẻ phát triển khả năng chú ý một cách tự nhiên, họ sẽ không ép trẻ làm những việc cần tập trung chú ý trong khi chúng chưa thực sự làm được. Cha mẹ Do Thái luôn căn cứ vào các qui luật phát triển tâm lý để bồi dưỡng khả năng chú ý có ý thức và giúp trẻ tập trung chú ý hơn.

Nguồn: phương pháp giáo dục con của người Do Thái – Trần Hân
CLB Thế giới cờ vua sưu tầm 

Check Also

người Do Thái dạy con, Vẽ em bé, câu chuyện về cách người Do Thái dạy con phát huy năng lực

Dạy Con Phát Huy Năng Lực|Dạy Con Kiểu Do Thái

Với những đứa trẻ, khả năng tiềm tàng trong bản thân thì điều hiển nhiên …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *