Chăm Chỉ Luôn Là Phẩm Chất Tốt Đẹp Của Con
Đối với người Do Thái, chăm chỉ là một phẩm chất cần có, vì chỉ có dân tộc chăm chỉ mới có thể và được cả thế giới công nhận. Người Do Thái cho rằng, chăm chỉ và lười biếng không phải là bản lĩnh của con người, rất ít người khi sinh ra đã là một người chăm chỉ, cũng rất ít người khi sinh ra đã là một người lườ biếng. Sự chăm chỉ và lười biếng có liên quan đến sự giáo dục và môi trường sống của trẻ.
Ngoài ra, người Do Thái còn chú ý đến khả năng làm việc. Họ cho rằng, nếu khả năng làm việc của một đứa trẻ không tốt, thì nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và công việc sau này của trẻ. Vì thế, ngay từ nhỏ họ đã bồi dưỡng thói quen chăm chỉ cho trẻ. Trong gia đình người Do Thái, một đứa trẻ 2 tuổi đã có thể làm những việc vừa mới sức mình. Vì họ cho rằng, bắt đầu từ 2 tuổi, trẻ đã mong muốn tự lập. Cha mẹ cần tận dụng nguyện vọng đó của trẻ, sắp xếp cho con một số công việc thích hợp. Điều đó, không chỉ rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, mà còn rèn luyện cho trẻ đức tính chăm chỉ.
Đương nhiên, ngoài sự giáo dục về lao động, cha mẹ Do Thái còn bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ và vận dụng một số kỹ năng như:
Kịp Thời Khen Ngợi Hành Động Chăm Chỉ Của Trẻ
Một số trẻ em Do Thái rất ngoan ngoãn và chăm chỉ, các bé biết giúp mẹ đổ rác và giúp bố lấy báo. Đối với những hành động này bố mẹ sẽ kịp thời khen ngợi và cổ vũ. Chẳng hạn khi trẻ cố gắng lau sạch sàn nhà, cha mẹ sẽ nói: “Oa, đây là sàn nhà con lau ư? Sạch quá! Mẹ rất hài lòng về con!”. Nói như vậy là cha mẹ đã ghi nhận hành động chăm chỉ của trẻ, đồng thời cổ vũ trẻ tiếp tục kiên trì hành động ấy.
Để Bản Thân Lười Biếng Một Chút
Một số trẻ em Do Thái đặc biệt không nghe lời, không muốn làm việc nhà, ngay cả những việc của chính bản thân trẻ. Lúc này, cha mẹ cần tỏ ra lười biếng một chút. Ví dụ, khi bị ngã cha mẹ thường không đỡ trẻ dậy, mà để trẻ tự đứng nên, khi trẻ nũng nịu muốn mẹ xúc cho ăn, cha mẹ Do Thái sẽ không làm theo yêu cầu của trẻ mà để trẻ tự cầm thìa xúc ăn. Đương nhiên, sự “lười biếng” của cha mẹ cần có nguyên tắc, là dựa trên cơ sở những việc mà trẻ có thể làm được. mục đích là để trẻ cố gắng, hoàn thành việc của mình, đồng thời bồi dưỡng thói quen làm việc chăm chỉ cho trẻ.
Bồi Dưỡng Thói Quen Học Tập Chăm Chỉ
Trẻ em không chỉ cần làm việc chăm chỉ mà cần miệt mài trong học tập. Cha mẹ cho rằng có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ không chăm chỉ trong học tập, ví dụ trí nhớ kém, không tập trung chú ý, không có hứng thú với sách vở. Trước tiên, cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân cụ thể, từ đó đưa ra phương pháp cụ thể để bồi dưỡng học tập cho trẻ. Thứ hai, cha mẹ cần tạo cho trẻ môi trường có lợi cho học tập, nâng cao khả năng chú ý trong học tập của trẻ.
Muốn bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ cho trẻ, cha mẹ cần nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, không nên cho rằng: “ Bây giờ trẻ còn nhỏ, chưa cần yêu cầu trẻ chăm chỉ, đợi sau này lớn nên rèn luyện, dạy dỗ cũng không muộn”. Nếu tính cách trẻ đã được hình thành, thì việc thay đổi sẽ rất khó, vì thế các bậc cha mẹ cần học tập một số cách giáo dục của cha mẹ Do Thái, bắt đầu bồi dưỡng thói quen cho trẻ từ nhỏ.
CLB Thế giới Cờ vua (Tổng hợp)